Điểm tín dụng là gì? Cách tăng điểm tín dụng

Điểm tín dụng là gì? Cách tăng điểm tín dụng

Bạn chưa từng vay Ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Bạn tự hào vì điểm tín dụng của mình tốt. Nhưng đấy chưa phải là tiêu chí để bạn được đánh giá là khách hàng tốt tại các ngân hàng.

Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng dựa vào điểm tín dụng của khách hàng. Vậy điểm tín dụng là gì và nó được tính như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là điểm số Ngân hàng và các tổ chức công ty tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số của bạn càng cao bạn càng được đánh giá tốt.

Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng hoạt động như thế nào?

Điểm tín dụng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tài chính của bạn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của người cho vay, để cấp tín dụng cho bạn.

Ví dụ, những người có điểm tín dụng dưới 640 thường được coi là những người cho vay dưới chuẩn. Các tổ chức cho vay thường tính lãi cho khoản thế chấp dưới chuẩn với lãi suất cao hơn thế chấp thông thường để bù đắp cho chính họ, vì phải chịu nhiều rủi ro hơn. Họ cũng có thể yêu cầu thời hạn trả nợ ngắn hơn hoặc cần có người đồng kí tên cho những người vay có điểm tín dụng thấp. 

Ngược lại, điểm tín dụng từ 700 trở lên thường được coi là tốt và có thể giúp người vay nhận được lãi suất thấp hơn và trả ít tiền lãi hơn trong suốt thời gian vay.

Điểm tín dụng trên 800 được coi là xuất sắc. Mặc dù mọi chủ nợ đều xác định một phạm vi riêng cho điểm tín dụng, nhưng phạm vi điểm FICO trung bình thường được sử dụng như sau:

- Xuất sắc: 800 đến 850 

- Rất tốt: 740 đến 799 

- Tốt: 670 đến 739 

- Trung bình: từ 580 đến 669 

- Kém: 300 đến 579

Điểm tín dụng của một người cũng có thể xác định phạm vi của khoản đặt cọc ban đầu cần có để mua điện thoại, dịch vụ cáp hoặc các tiện ích khác, hoặc để thuê nhà. Bên cạnh đó, người cho vay thường xuyên xem xét điểm của người vay, đặc biệt là khi quyết định thay đổi lãi suất hoặc hạn mức tín dụng trên thẻ tín dụng. 

Điểm tín dụng được hình thành dựa trên những yếu tố nào?

Theo các chuyên gia, điểm tín dụng được tạo ra từ 5 trọng số cơ bản gồm:

  • Lịch sử thanh toán (chiếm 35%). Đây là trọng số quan trọng nhất quyết định điểm tín dụng. (bạn có trả nợ các ngân hàng; công ty hay tổ chức tín dụng nào đó đúng hạn hay không? Có trả hết nợ hay không?)
  • Khoản nợ tín dụng (30%) Cho biết toàn bộ khoản nợ gồm khoản vay tín chấp và khoản vay thế chấp ngân hàng cấp cho bạn. Nếu bạn chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá là bạn có nguy cơ trả nợ trễ hạn hoặc không có khả năng trả nợ. Nếu bạn muốn hồ sơ vay vốn của mình được chấp nhận thì tỷ lệ này cần phải duy trì ở mức trung bình.
  • Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%).Chính là thời gian khoản tín dụng được mở. Nếu thời gian quan hệ tín dụng càng lâu, bạn càng được đánh giá cao.
  • Khoản vay tín dụng mới (chiếm 10%). Đây là mức độ mở tài khoản mới và những khoản vay mới của bạn. Việc mở một tài khoản mới sẽ là một điểm “xấu” trong lịch sử tín dụng của bạn.
  • Các khoản vay tín dụng phối hợp (chiếm 10%).

Mục đích điểm tín dụng để làm gì?

Số điểm này rất có ích cho bạn khi bạn vay nợ ở bất kì Ngân hàng và tổ chức tín dụng nào. Các tổ chức thường ấn định lãi suất dựa trên khung điểm tín dụng của bạn. Đó là lí do bạn thấy những cá nhân thường giao dịch với Ngân hàng có được mức lãi suất ưu đãi khi vay Ngân hàng.
Không chỉ Ngân hàng, ngày nay các công ty bảo hiểm, bất động sản, các công ty cho vay cũng dựa vào điểm tín dụng để đánh giá đó có phải là một khách hàng uy tín không. Nếu trước giờ bạn chưa vay mượn nợ Ngân hàng đồng nghĩa với lịch sử tín dụng của bạn quá trong trắng. Ngân hàng đánh giá các khách hàng này rủi ro cao ngang ngửa các khách hàng trong nhóm nợ xấu.
Vậy nên đừng quá tự hào nếu trước giờ bạn chưa từng vay mượn nợ, hãy bắt đầu tập cách tận dụng nguồn tiền của ngân hàng bằng một chiếc thẻ tín dụng. Đây là hình thức vay ngân hàng dễ dàng và tiện lợi nhất. Mỗi chiếc thẻ tín dụng đều rất có giá trị. Đặc biệt lợi ích thẻ tín dụng Mastercard / Visa còn ở xuyên quốc gia. Biết cách sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp nâng điểm tín dụng của bạn lên nhanh chóng hơn.

Thẻ thanh toán Quốc tế là gì? Làm thẻ nào tốt 2021 & Lưu ý sử dụng an toàn bạn nên biết!

Lợi ích của điểm tín dụng đối với khả năng vay tín dụng

Điểm tín dụng là căn cứ để các ngân hàng, tổ chức tài chính đánh giá trước các nguy cơ rủi ro. Qua đó, họ hạn chế được nợ xấu và tổn thất khi cho vay tín dụng.

Vì vậy, Điểm tín dụng là một chỉ số đánh giá tình trạng tài chính hiện tại của bạn để ngân hàng quyết định có nên cho vay hay không.

Lợi ích của điểm tín dụng đối với khả năng vay tín dụng
Lợi ích của điểm tín dụng đối với khả năng vay tín dụng

Bạn có đủ điều kiện vay vốn hay không? Mức lãi suất cho vay dành cho bạn là bao nhiêu? Hạn mức tín dụng của bạn như thế nào? Bạn có phải khách hàng mang lại doanh thu lớn cho ngân hàng, tổ chức hay công ty tín dụng hay không? Tất cả đều được quyết định dựa trên điểm tín dụng.

Điểm tín dụng được tính như thế nào?

Điểm tín dụng được tạo ra dựa trên thông tin trong báo cáo tín dụng theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ của Fair Issac với những trọng số cơ bản: 35% lịch sử thanh toán, 30% số nợ, 15% lịch sử, 10% tín dụng mới, 10% loại tín dụng được sử dụng.

  • Lịch sử thanh toán là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định điểm số, nó cho biết bạn có trả chậm trả trễ ở bất kì ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào không.
  • Yếu tố thứ hai, ít phức tạp hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng. Chỉ số này cho biết “tỷ lệ sử dụng” của bạn, đó chính là số tiền bạn đã sử dụng trên tổng số tín dụng bạn được cấp. Các tổ chức cho vay đánh giá những người chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng sẽ không có khả năng chi trả hoặc trả trễ.
  • Yếu tố thứ ba là lịch sử tín dụng, được xác định bằng độ tuổi trung bình của các tài khoản tín dụng. Bạn càng có lịch sử tín dụng càng sớm, bạn càng được nhận được nhiều sự ưu tiên từ cá tổ chức cho vay.
  • Hai yếu tố cuối chính là mức độ mở tài khoản mới, mở một tài khoản tín dụng mới sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến điểm số của bạn và việc kết hợp các tài khoản tín dụng khác nhau (loại tín dụng gồm thế chấp, khoản vay sinh viên, khoản vay tiêu dùng) một cách khôn ngoan cũng giúp nâng cao điểm số của bạn.

Nhiều người thường đơn thuần nghĩ rằng báo cáo tín dụng chỉ là một hồ sơ theo dõi lịch sử thanh toán trong suốt thời gian giao dịch với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhưng đó không hẳn là lí do cho sự ra đời và tồn tại của nó. Một bộ phận quan trọng trong báo cáo tín dụng chính là điểm tín dụng. Loại điểm này cũng có ý nghĩa quan trọng như điểm GPA của các bạn sinh viên. Nếu như GPA giúp đánh giá sự vượt trội của bạn so với người khác trong học tập thì điểm tín dụng giúp xếp hạng bạn là một cá nhân rất đáng tin cậy.

Làm thế nào để tăng điểm tín dụng

Thanh toán nợ vay đúng hạn, hạn chế trả nợ ngân hàng trễ hạn

Vì lịch sử thanh toán là yếu tố chiếm tới 35% điểm tín dụng của bạn cho nên việc bạn có thanh toán nợ vay đúng hạn không vô cùng quan trọng.

Khi sử dụng các khoản vay tín dụng với ngân hàng, bạn cần theo dõi thời gian để trả nợ đúng hạn. Việc thanh toán trễ hạn dù là vô tình hay cố ý cũng khiến bạn bị mất điểm tín dụng.

Trả nợ vay đúng hạn giúp tăng điểm tín dụng
Trả nợ vay đúng hạn giúp tăng điểm tín dụng

Vì vậy, trước khi có ý định vay Ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào, bạn cần lên phương án trả nợ hiệu quả.

Trả nợ cũ và hạn chế nợ mới

Nếu bạn đang có quá nhiều khoản nợ tại một tổ chức tín dụng nào đó thì bạn cần phải thanh toán càng nhanh càng tốt và hạn chế vay nợ mới khi chưa thanh toán xong nợ cũ.

Điều này sẽ quyết định xem điểm tín dụng của bạn có cao không và khả năng vay vốn vào lần sau của bạn như thế nào.

Thẻ Tín Dụng Citi Rewards Visa Platinum

Thẻ Tín Dụng Citi Rewards Visa Platinum

  • Miễn lãi suất

    55%

  • Ưu đãi

    N/A

  • Hoàn tiền (Cashback)

    2%

  • Hạn mức

    500,000,000 đ

  • Phí thường niên

    700,000

Chỉ vay khi thực sự cần thiết, không vay hộ người khác

Nên hạn chế các khoản vay không cần thiết để có thể cải thiện điểm tín dụng của bạn được cao hơn. Cũng không nên vay hộ người khác, vì sẽ không thể kiểm soát được việc trả nợ đúng hạn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.

Không mở nhiều thẻ tín dụng

Việc sở hữu đồng thời nhiều thẻ tín dụng cũng có nghĩa là các khoản nợ bạn phải thanh toán càng cao; khả năng trả nợ đúng hạn càng thấp. Nhất là khi bạn chỉ có một nguồn thu nhập hay tài sản đảm bảo cố định, hồ sơ tín dụng của bạn càng được ngân hàng đánh giá rủi ro cao.

Không tiêu vượt quá hạn mức. Trong trường hợp chi tiêu quá hạn mức tín dụng, bạn sẽ phải chịu phí phạt, chịu mức lãi suất cao đồng thời bị giảm điểm tín dụng.

Có thể thấy, điểm tín dụng là một trong những thang điểm vô cùng quan trọng đối với tổ chức cho vay và người đi vay, chính vì lẽ đó để các khoản vay của bạn luôn được chấp nhận trong những trường hợp cấp bách nhất bạn cần phải giữ cho số điểm tín dụng của mình cao nhất có thể.

Lời Kết

Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn chi tiết điểm tín dụng là gì? Cách tăng điểm tín dụng. Nếu có thắc mắc hay khiếu nại bản quyền xin vui lòng comment xuống phía dưới để mình biết nhé. Chúc các bạn có một ngày làm việc thật là hiệu quả. 

Copyright © Vay24gio.com

Bài viết liên quan:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét