Những quy định quan trọng trong ngân hàng sắp có hiệu lực từ tháng 10
Thông tư 11/2021/TT-NHNN và Thông tư 12/2021/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 10 tới đây.
Theo
đó, Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự
phòng rủi ro trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân,
đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín
dụng, tài sản bảo đảm.
Về nguyên tắc,
Thông tư quy định, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm
nợ. tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ theo 5
nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả
năng mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự
phòng đối với từng nhóm nợ như sau: nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần
chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và
nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.
Thông tư cũng nêu
rõ, mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng
0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Việc thực
hiện phân loại nợ phải đáp ứng các yêu cầu sau, có hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh,
đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có
thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 năm; có chính sách dự phòng
theo quy định;…
Bên cạnh đó,
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ
chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản
nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Ngoài ra, sau
thời gian tối thiểu 5 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để
thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân
hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi
ro ra khỏi ngoại bảng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thông tư
này đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự
phòng, cho phép ngân hàng xử lý sự suy giảm chất lượng tín dụng tích cực
hơn và sớm hơn. Thông tư này cũng đóng vai trò là một văn bản để đảm bảo
cho cả ngành áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau.
Trong khi đó,
Thông tư 12 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước. Thông tư
này được ban hành ngày 30/7/2021 và sẽ có hiệu lực vào 27/10/2021.
Thông tư 12 quy
định, các ngân hàng được mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với nội dung ghi trong
giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Bên mua, bên bán chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với quy định tại
thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Đồng tiền thực hiện trong
giao dịch mua, bán giấy tờ có giá là đồng Việt Nam.
Giấy tờ có giá
được mua, bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán và chưa đến hạn thanh
toán hết gốc và lãi. Bên bán có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp,
được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang
được chiết khấu, tái chiết khấu.
Các ngân hàng mua,
bán trái phiếu phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng
khoán, nghị định của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp,
các văn bản khác hướng dẫn Luật Chứng khoán, quy định của pháp luật có liên
quan và quy định tại thông tư này.
Các ngân hàng chỉ
được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12
tháng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.
Đối với giấy tờ có
giá của công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, các ngân
hàng chỉ được mua, bán với tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài).
>> Nếu có thắc mắc hay khiếu nại bản quyền xin vui lòng comment xuống phía dưới để mình biết nhé. Chúc các bạn có một ngày làm việc thật là hiệu quả.
0 Nhận xét