Nợ xấu là gì? Nợ xấu có những cấp độ nào? Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý mới 2021

Nợ xấu là gì? Nợ xấu có những cấp độ nào? Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý mới 2021

Nợ xấu (nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Nợ xấu là gì? Nợ xấu có những cấp độ nào? Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý mới 2021

Phân loại các nhóm nợ trên hệ thống CIC

Trên hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam), khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

·         Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.

·         Các khoản nợ trong hạn;

·         Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):

·         Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;

·         Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

·         Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

·         Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

·         Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn):

·         Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

·         Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

·         Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

·         Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

·         Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

·         Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

·         Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Đối với các khách hàng được xếp hạng  vào nhóm 3,4,5 sẽ rất khó để đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Trên thực tế thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn trên hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên toàn quốc sẽ được hệ thống dữ liệu ghi nhớ trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi.

Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào.

Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Ví như vợ chồng bạn cần vay vốn mua nhà, tuy nhiên anh chồng không may có trong danh sách nợ xấu nhóm 3, việc vay vốn sẽ trở nên khó khăn, thậm chí sẽ không được ngân hàng chấp nhận cho vay. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này

Cần lưu ý gì để tránh rơi vào nợ xấu

1/ Nghiêm túc về khoản vay, trả đúng hạn

Để hạn chế thấp nhất tình huống rơi vào nợ xấu khách hàng cần nghiêm túc khi tiến hành vay vốn. Chi tiêu hợp lý, lên kế hoạch hợp lý để thanh toán nợ đúng hạn. Tránh trường hợp chi tiêu, mua sắm quá đà dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi đến hạn thanh toán.

2/ Không cố gắng vay khi hết khả năng trả nợ

Xem xét, cân nhắc khả năng thanh toán trước khi tiến hành vay vốn hoặc chi tiêu tín dụng tại đơn vị cho vay bất kỳ. Nhiều khách hàng nhận thức được khả năng tài chính của bản thân “không khả quan” nhưng vẫn cố gắng mở khoản vay. Về lâu về dài, áp lực tài chính ngày càng đè nặng rất dễ dẫn đến nợ xấu và ảnh hưởng tiêu cực đến những lần vay vốn tiếp theo.

3/ Mục đích vay phải rõ ràng

Xác định cụ thể mục đích vay tiền để làm gì? Sử dụng khoản vay vào vấn đề gì? Phân bổ khoản vay vào các hạng mục hợp lý. Tránh tình trạng vay theo “phong trào”, vay để sử dụng tùy thích,… Việc không xác định rõ mục đích vay vốn dễ dẫn đến tình trạng chi tiêu không kiểm soát, chi tiêu tùy hứng, hậu quả cuối cùng là rơi vào nợ xấu.

3. Cách kiểm tra nợ xấu trên hệ thống CIC

Bước 1: Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ của bạn trên hệ thống CIC

Hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao. Bạn không thể tra cứu thông tin CIC trực tuyến nếu không phải là nhân viên ngân hàng/tổ chức tín dụng. Vì vậy, bạn chỉ có thể kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân bằng cách đem CMND trực tiếp lại đia chỉ:

Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia

Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.

Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 Bước 2: Thanh toán khoản nợ 

Bước 3: Tra cứu lại thông tin 

·         Thực hiện kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC một lần nữa sau 1 tháng kể từ ngày thanh toán.

·         Đối với nợ xấu nhóm 3,4,5, hệ thống CIC sẽ lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất tính tới thời điểm bạn tra thông tin.

·         Đối với nợ quá hạn nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm bạn tra thông tin.

4. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

·         Thanh toán không đúng hạn các nợ đến hạn bao gồm cả lãi và gốc cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

·         Quên hoặc cố tình thanh toán chậm các khoản phí phạt do chậm thanh toán thẻ tín dụng, chậm thanh toán khoản vay cho ngân hàng.

·         Không thanh toán số tiền tối thiểu cho thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.

·         Chi vượt hạn mức thấu chi tài khoản nhưng không đủ tiền để trả nợ khi đến hạn.

·         Mua trả góp tại các siêu thị, điện máy nhưng không thanh toán đúng hạn các khoản nợ này làm phát sinh nợ quá hạn.

5. Thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ lưu lại trong bao lâu

Theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà Nước thì các khoản nợ quá hạn có giá trị dưới 10 triệu đồng nếu như được tất toán thì sẽ không bị lưu lại lịch sử nợ xấu

Các khoản nợ xấu trên 10 triệu đồng thì lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống tín nhất là 5 năm. 

6. Có cách nào xóa được nợ xấu hay không?

Cách duy nhất để bạn xóa thông tin nợ xấu của mình đó là nhanh chóng thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Thông thường thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được cập nhật hàng tháng. Tuy nhiên để đảm bảo ngân hàng nắm được thông tin bạn đã thanh toán thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận về việc bạn đã trả hết các khoản còn nợ này.

Một số ngân hàng cho phép khách hàng vay trả lại sau 12 tháng tất toán nợ xấu nếu như lý do chậm trả hợp lý và tình hình tài chính của khách hàng hiện tại tốt. Tuy nhiên vẫn có nhiều ngân hàng từ chối cho khách hàng có nợ xấu vay vốn và đợi ít nhất 5 năm sau mới xem xét cho phép vay các khoản vay mới.

7. Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn

Trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính, khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ thiết thực, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.

Khi nhận được vốn vay, bạn nên lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mang về lợi nhuận cho cá nhân/doanh nghiệp.

Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Nhiều chủ doanh nghiệp/cá nhân có đủ khả năng tài chính nhưng lại chần chừ không trả nợ cho ngân hàng với tư tưởng đóng trễ vài ngày không thành vấn đề. Tuy nhiên, theo quy định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần đóng trễ một ngày, khoản nợ của khách hàng đã bị xếp vào nợ quá hạn.

Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Thông thường, ngày thành toán trên hợp đồng tín dụng là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán. Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn ngày thanh toán là ngày họ đi đóng tiền tại ngân hàng. Vì vậy, dẫn đến trường hợp khách hàng có khoản nợ tại công ty tín dụng đến ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào cuối tuần . Đồng nghĩa với việc tài khoản công ty đó chỉ nhận được tiền thanh toán khoản vay vào ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, khoản nợ của khách hàng cũng đã bị xếp vào nợ quá hạn.

Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chạy trốn ngân hàng bằng cách chấm dứt liên lạc vì ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.

Tỉ lệ nợ xấu bao nhiêu thì an toàn?

Hiện nay, theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn cho phép là dưới 3%.

Bên cạnh đó, Thông tư 22/2019/TT-NHNN cũng quy định tỷ lệ nợ xấu cho một số ngành kinh doanh nhất định, cụ thể:

Mỗi hình thức kinh doanh này phải có điều kiện: tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

Cách kiểm tra nợ  xấu

Các bạn có thể kiểm tra tình hình nhóm nợ của mình qua các phương thức sau:

Cách 1: Qua hệ thống cic:

Bước 1: Truy cập website để tra cứu CIC: http://cic.org.vn/

Bước 2: Tiến hành đăng kí thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.

Cách 2: Kiểm tra tại ngân hàng

Khách hàng có thể thông qua ngân hàng để kiểm tra có bị nợ xấu hay không. Trước khi cho vay bất kỳ khách hàng nào thì ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra lịch sử tín dụng của người vay trên CIC trước. Nếu người vay không có nợ xấu ngân hàng sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ vay vốn. Ngược lại khi khách hàng có nợ xấu, ngân hàng sẽ từ chối cho vay.

Một số câu hỏi liên quan nợ xấu

Trong hộ có người nợ xấu có mua trả góp được không?

Khi một cá nhân đi vay ở bất kỳ ngân hàng nào đều cần có sổ hộ khẩu để đối chiếu và kiểm tra CIC của người đi vay, ngay cả những thành viên trong gia đình. Nếu người thân dính nợ xấu từ nhóm 2 trở lên nhiều khả năng cá nhân đó sẽ không thể vay được tiền.

Chính vì thế, những thành viên trong gia đình cũng không thể vay được tiền do người thân bị nợ xấu do ngân hàng sẽ nhận định bạn đang vay hộ cho người thân. Rủi ro cho khoản vay không thu hồi được của ngân hàng là rất cao.

Tuy nhân, vẫn có một số ít ngân hàng vẫn cho khách hàng vay tiền cho dù người thân có bị nợ xấu như VIB, OCB, GPBank…

Nợ xấu có làm được thẻ tín dụng?

Một khi đã bị xếp vào nợ xấu rồi thì bạn không được phép mở thẻ tín dụng.

Khi bạn đã thanh toán được hết số nợ xấu mà đang còn nợ ngân hàng trên hệ thống CIC. Trong khoảng 3 năm lịch sử nợ xấu được xóa bỏ lúc này mới có thể tham gia mở thẻ tín dụng và vay vốn.

Bị nợ xấu có gửi tiết kiệm được không?

Hiện nay không có quy định về việc bị nợ xấu không được gửi tiết kiệm

Theo điều 3 thông tư 48/2018/TT-NHNN về gửi tiết kiệm quy định về người gửi tiết kiệm như sau:

Điều này không nêu lên điều kiện công dân đó không có nợ xấu

Do đó chúng ta có thể hiểu người bị nợ xấu vẫn có thể được gửi tiết kiệm

Lời Kết

Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn chi tiết nợ xấu là gì? Nợ xấu có những cấp độ nào? Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý mới 2021. Nếu có thắc mắc hay khiếu nại bản quyền xin vui lòng comment xuống phía dưới để mình biết nhé. Chúc các bạn có một ngày làm việc thật là hiệu quả. 

Copyright © Vay24gio.com

Bài viết liên quan:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét