Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư?
Trong đầu tư hai chữ "Lạm Phát" là một yếu tố được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hướng đến rất nhiều những kết quả dự đoán trong tương lại của mỗi nhà đầu tư. Đối với những mục tiêu tài chính dài hạn như việc nghỉ hưu hay để dành tiền cho những mục tiêu sau này, lạm phát có thể phá hỏng mọi thứ. Tiền của bạn sẽ ngày càng mất giá với thực tế trong tương lai. Đối với nhiều người thì việc đầu tư tiền vào chứng khoán, cổ phiếu là cách tốt nhất để theo kịp lạm phát. Vì cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm giá trị bất cứ lúc nào, chúng là những khoản đầu tư nguy hiểm nhưng cũng mang lại tiềm năng lợi nhuận cao nhất và luôn vượt qua được lạm phát.Trong một nền kinh tế, khi xảy ra lạm phát thì làm cho khu vực đó có một cuộc sống rất khó khăn, và điển hình cho sự lạm phát là đất nước Venezuela, tại đó đang bị siêu lạm phát lên tới 1.000.000%, và khi mua một đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ đề mua chúng.
Điều đó có thể thấy lạm phát là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng không phải cũng hiểu lạm phát là gì? Cách tính lạm phát như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Những tác động của lạm phát đối với kinh tế và cách khắc phục chúng như nào. Tất cả những kiến thức đó sẽ được chia sẻ dưới đây.
Lạm phát tiền tệ là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Phạm vi ảnh hưởng là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.
Lạm phát có 3 mức độ:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
Siêu lạm phát: trên 1000%
Trên thực tế, các quốc gia chỉ kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống là con số lý tưởng.
Một số khái niệm khác về lạm phát
Thuật ngữ lạm phát ban đầu được sử dụng để chỉ sự gia tăng số lượng tiền trong lưu thông, và hiện nay một số nhà kinh tế vẫn sử dụng từ này theo cách này. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều sử dụng thuật ngữ lạm phát để chỉ một sự gia tăng trong mức giá. Sự gia tăng cung tiền có thể được gọi là lạm phát tiền tệ, để phân biệt với sự tăng giá cả, mà cũng có thể được gọi cho rõ ràng là lạm phát giá cả.
Các khái niệm kinh tế khác liên quan đến lạm phát bao gồm:
. Giảm phát: Là sự sụt giảm trong mức giá chung.
. Thiểu phát: Là làm giảm tỷ lệ lạm phát.
. Siêu lạm phát: Là một vòng xoáy lạm phát ngoài tầm kiểm soát.
. Tình trạng lạm phát: Là một sự kết hợp của lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao.
. Tái lạm phát: Là một sự nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát.
So sánh giữa đầu tư vàng, bất động sản, chứng khoán và bitcoin trong lạm phát về lợi nhuận và lưu ý đầu tư khi lạm phát
Đầu tư gì khi lạm phát để bảo toàn và gia tăng tiền?
Lạm phát đang diễn ra, sẽ diễn ra mạnh hơn nữa. Chọn chiến lược đầu tư gì khi lạm phát sẽ giúp bạn không chỉ giữ được tiền mà thậm chí còn tăng tiền. Năm 2020 chúng ta đã có một từ khóa: “Bơm tiền” thì giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ là: Lạm phát.
Lạm phát và sự ảnh hưởng của nó
Ở giai đoạn bơm tiền, có lẽ là dễ dàng hơn để đưa ra một lời khuyên đầu tư. H.P cũng từng đưa ra lời khuyên về việc nắm giữ cổ phiếu hoặc Bitcoin vào năm 2020 là như vậy. Ở giai đoạn lạm phát, mặc dù xu hướng giá cả có thể tăng lên, nhưng mọi thứ sẽ trở nên phức tạp bởi 2 vấn đề sau:
1. Không phải tất cả các ngành nghề đều thuận lợi khi lạm phát xảy ra.
2. Chính sách vĩ mô có thể được điều tiết khi lạm phát xảy ra
(Đây là 2 dữ liệu có thể khiến bạn gặp rủi ro khi đầu tư)
Bất cứ diễn biến kinh tế đặc thù nào cũng đều là cơ hội. Chúng bao gồm:
1. Bong bóng tài chính
2. Khủng hoảng kinh tế
3. Lạm phát
Khó khăn của người này sẽ là cơ hội với người khác, đó là một quy luật. Đối với lạm phát, giá tăng trong vài tháng có thể bằng số tiền lãi bạn gửi ngân hàng trong 8 năm. Nó cũng có thể tiết kiệm cho bạn thêm 5 năm đi làm. Đó là lí do rất nhiều người đổ xô đi mua vàng khi lo sợ lạm phát, họ lo rằng đồng tiền cầm trong tay sẽ mất giá nhanh chóng.
Đối với việc đầu tư cổ phiếu, chưa chọn lúc này cũng không dễ dàng khi rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi lạm phát tăng cao.
Khác với giai đoạn bơm tiền, lựa chọn có thể “đại khái”. Giai đoạn lạm phát cần lựa chọn chính xác
Giá cổ phiếu GAS – một CP ngành năng lượng đã tăng rất mạnh kể từ 9/2021 theo đà tăng của giá dầu thô
Đầu tư gì khi lạm phát?
Có 3 loại hình đầu tư phổ biến được lựa chọn để phòng thủ trước lạm phát:
1. Bất động sản
2. Nắm giữ hàng hóa, vật chất
3. Đối với cổ phiếu, tính toán các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi đầu vào hoặc ảnh hưởng chậm hơn giá hàng xuất ra.
Bất động sản là phương pháp truyền thống (cổ điển) để phòng chống lạm phát của phương tây. Trong khi đó người Việt thường quan tâm hơn đến vàng. Hiện nay xu hướng chuyển sang BĐS cũng khá cao ở Việt Nam. Nhược điểm của BĐS chính là thanh khoản. Giá BĐS dự kiến sẽ tăng khi lạm phát, tuy vậy phía sau nó là 1 cuộc khủng hoảng kinh tế, do vậy bạn có thể bị “kẹt” lại khi gặp vấn đề về thanh khoản.
Hàng hóa vật chất chúng ta có 2 đại diện “dễ” giao dịch nhất là Vàng và Bitcoin. Đối với người chuyên nghiệp hơn có thể hướng tới: Dầu thô, Cà phê, đậu nành và đường.
Đối với cổ phiếu, chúng ta có thể áp dụng như sau:
1. Nhóm năng lượng: Vừa thiết yếu vừa có tốc độ tăng rất nhanh trong mỗi đợt lạm phát. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên nắm giữ dầu và cổ phiếu các công ty liên quan tới năng lượng trong giai đoạn lạm phát (Lời khuyên từ chuyên gia S&P)
2. Nhóm CP ngân hàng: Nhìn chung ổn, do chi phí đầu vào sẽ tăng không đáng kể so với đầu ra.
3. Nhóm nhu yếu phẩm thiết yếu: Nông nghiệp và các ngành hàng ít phụ thuộc đầu vào sẽ hưởng lợi.
4. Đối với ngành kim loại (Sắt, thép, nhôm đồng): Mặc dù vẫn có cơ hội nhưng chúng có rủi ro do tăng giá từ nguyên liệu đầu vào (Giá quặng, phôi).
Nhìn chung trong lạm phát, giá cổ phiếu TOP (Bluechip) tăng trưởng trung bình nhưng vẫn “ổn” so với giữ tiền
** Biểu đồ nến là giá CP GAS, đường màu cam là giá dầu thô
Vàng, BDS và Bitcoin trong lạm phát sẽ được phân tích thành bài riêng cho từng đề tài. Bạn có thể xem từng đề tài:
Đánh giá về quy mô lạm phát 2021 – 2022
Có vẻ như mọi thứ sẽ “crazy” hơn hiện tại rất nhiều. Ở góc độ cá nhân, Hoài Phong cho rằng tới khi một người dân bất kỳ ở trình độ và nhận thức nào cũng cảm nhận hoặc bàn về lạm phát, nó mới đạt đỉnh điểm.
Do vậy hiện tại vẫn có thể coi là một cơ hội lớn (nhưng có kèm rủi ro). Giá cả sẽ vẫn tiếp tục tăng, khoảng cách giàu nghèo tiếp tục chênh lệch và khó khăn sẽ đến với nhiều người.
Vẫn chưa tới lúc giữ tiền hay “tiền mặt là vua”. Nhưng cần nhớ rằng động lực tăng giá từ lạm phát không lành mạnh. Ngay phía sau nó sẽ là khủng hoảng kinh tế. Đối với nhóm cổ phiếu: Đừng chỉ chạy theo giá hoặc màu xanh, hãy tập trung vào giá trị cốt lõi (Rủi ro sẽ nhỏ hơn khi bạn mắc sai lầm).
Đối với Bất Động Sản: Không khuyến nghị sử dụng đòn bẩy tài chính lúc này (Vay vốn).
Nếu
có thắc mắc hay khiếu nại bản quyền xin vui lòng comment xuống phía dưới để
mình biết nhé. Chúc các bạn có một ngày làm việc thật là hiệu quả.
0 Nhận xét